Tìm hiểu về trần thả, trần nổi là gì?

Chào quý khách.

Mời quý khách cùng thợ trần thạch cao chúng tôi tìm hiểu về cấu trúc của trần thả, trần nổi, những ưu điểm của trần thả – trần nổi, và những nhược điểm của trần thạch cao tấm thả, (trần nổi) cùng định nghĩa trần thạch cao thả.

Mục lục: 

  1. Trần thả – trần nổi là gì?
  2. Ưu nhược điểm của trần thả, trần nổi
  3. Các loại trần thả – trần nổi hiện nay
  4. Trần thạch cao thả tấm phủ PVC
  5. Trần thả tấm sợi khoáng

1. Trần nổi hay trần thả là gì:

– Trần nổi hay trần thả dùng để nói về đặc tính của loại trần này, nổi ở đây được hiểu là khung nổi, có nghĩa là sau khi hoàn thiện, người ta vẫn nhìn thấy 1 phần của xương trần, hay nói cách khác là tấm trần được gác lên trên khung xương.

Trần thả thạch cao cho văn phòng công ty, nhà xưởng

– Trần thả để nói đến 1 thao tác điển hình của loại trần này là thả tấm: tức là khi thi công xong phần khung xương, lúc này đã được định hình thành các ô 600x600mm hoặc 600x1200mm lúc này người thợ cầm tấm thạch cao và thả cho tấm nằm ngay ngắn lên trên toàn bộ khung xương và rồi quen gọi là trần thả.

Cấu trúc của khung xương trần thả, trần nổi

Trần nổi hay còn gọi là trần thả thạch cao loại khung xương Hà Nội hoặc khung xương Vĩnh Tường được tạo nên bởi các tấm thạch cao phủ nhựa trắng, kích thước 600x600mm hoặc 600x1200mm. Nhờ các đặc tính ưu việt của các tấm thạch cao mà trần nổi (trần thả) rất phù hợp để làm trần nhà cho chung cư, văn phòng, siêu thị, trung tâm thương mại, sân bay, nhà ga, …

2. Ưu nhược điểm của trần nổi – trần thả

Ưu điểm của trần nổi – trần thả:

Trần thả, trần nổi chất liệu thạch cao có khả năng cách nhiệt, cách âm, chống cháy, … đặc biệt là khả năng chống lan truyền lửa, không sinh ra khói độc có hại cho sức khỏe do không chứa các thành phần độc hại.

– Khi có sự biến đổi thời tiết , trần nhà không bị co võng sau khi thi công, quá trình thi công không quá cầu kỳ phức tạp. trần nổi hoặc trần thả thạch cao rất tiện trong việc sửa chữa, lắp đặt đường dây hoặc các thiết bị, hệ thống thông gió lên trần. Thêm vào đó, chi phí trọn gói cho một trần là khá rẻ, xem bảng báo giá trần thạch cao.

– Thi công nhanh, gon và đơn giản

– Làm Trần thả, trần nổi có chi phí rẻ là sự ưu tiên lựa chọn của đa số khách hàng hiện nay.

Nhược điểm khi làm Trần nổi – Trần thả:

– Trần nổi (trần thả) có thường sử dụng những mẫu tấm có kích thước cố định nên việc thay đổi mẫu mẫu mã sẽ khó khăn.

– Các mẫu tấm có kích thước nhỏ, dễ gây cảm giác chia vụn không gian, vì vậy trần nổi (trần thả) it ứng dụng cho không gian nhỏ mà thường được ứng dụng cho các không gian lớn.

3. Các loại trần nổi – trần thả hiện nay

Trên thị trường hiện nay có vô số chủng loại nhãn mác trần thả, trần nổi khác nhau của nhiều công ty khác nhau. Tuy nhiên trần loại này vẫn được chia làm các dạng chính như sau:

3.1. Trần thạch cao thả tấm phủ PVC

Là trần thạch cao sử dụng khung xương nổi đồng bộ của các hãng khác nhau kết hợp với tấm thạch cao được phủ bề mặt bằng tấm PVC có tác dụng chống bám bui, chống bẩn, dai tấm, mặt sau phủ lớp giấy bạc chống được nước mưa dột và phản nhiệt tốt.

Các tấm phủ PVC phổ biến trên thị trường hiện nay là : Tầm Vĩnh Tường, Tấm Star, Tấm Suntex…

 

Tấm trần thả phủ bạc PVC

3.2. Trần sợi khoáng

Trần sợi khoáng là tổ hợp của tấm sợi khoáng và khung xương trần thả thông thường hoặc khung xương dành riêng cho tấm sợi khoáng (trong một số trường hợp sử dụng tấm gờ nhỏ). Tấm sợi khoáng có trọng lượng nhẹ, xốp mềm, bề mặt được đục lỗ tạo nhám tổng thể vừa có tác dụng tiêu âm, vừa có tác dụng cách nhiệt tốt.

Tấm trần sợi khoáng

Tấm sợi khoáng có mẫu mã đa dạng hơn và thẩm mỹ tốt hơn so với tấm thạch cao phủ PVC vù vậy. giá thành cũng cao hơn. Chính vì vậy, tấm sợi khoáng, trần thạch cao sợi khoáng thường được sử dụng cho các công trình cao cấp hơn so với tấm phủ PVC.

Tấm sợi khoáng phổ biến trên thị trường hiện nay có: Armstrong, Daiken, AMF, USG…

Để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến trần thả – trần nổi, Quý khách vui lòng liên hệ: 0965.196.902

Bạn thấy chất lượng dịch vụ thế nào?